Những nguyên nhân phổ biến làm nóng động cơ ô tô

Điều này làm tổn hao công suất động cơ và dẫn đến hiện tượng nóng máy.
Nóng máy là một trong những “căn bệnh” nguy hiểm có thể phá hỏng động cơ. Với những trường hợp đơn giản, chủ xe có thể tự khắc phục nhưng có những trường hợp, sự can thiệp của chủ xe được xem là liều lĩnh. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng nóng động cơ.
Điều chỉnh thông số kỹ thuật không đúng

Động cơ ô tô bị nóng.


Đối với động cơ xăng, công suất động cơ chịu ảnh hưởng bởi thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí. Tỷ lệ xăng – không khí sẽ được điều chỉnh bởi hệ thống nhiên liệu. Thông thường, để đốt cháy hết 1 gam xăng thì cần 15 gam không khí. Lúc này tỷ lệ xăng – không khí là 1/15. Nếu tỷ lệ này là 1/13 thì có nghĩa là đậm xăng còn tỷ lệ 1/17 là nghèo xăng. Để động cơ hoạt động tối ưu thì thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất. Riêng dòng xe phun xăng điện tử EFI, tỷ lệ xăng-không khí luôn được điều chỉnh theo tỷ lệ tối ưu theo từng điều kiện vận hành.

Xe sử dụng bộ chế hòa khí nếu việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa và tỷ lệ hỗn hợp khí không đúng yêu cầu kỹ thuật với các chế độ hoạt động như không tải, tăng tốc…của xe sẽ khiến cho hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt. Điều này làm tổn hao công suất động cơ và dẫn đến hiện tượng nóng máy.

Những xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử, hiện tượng nóng máy xảy ra có thể là do tắc vòi phun, hỏng bộ điều áp, bộ cảm biến hay các đầu nối ống xăng bị hở khiến lượng xăng phun ra không đúng yêu cầu về lưu lượng cũng như áp suất phun.

Những xe sử dụng động cơ Diesel xảy ra hiện tượng nóng máy, khói đen là do việc điều chỉnh bơm cao áp không đúng về thời điểm phun và lưu lượng phun.

Nguyên nhân vận hành, sử dụng

Hệ thống nước làm mát giúp các chi tiết luôn làm việc trong điều kiện nhiệt độ tối ưu

– Hệ thống bôi trơn không được chăm sóc đúng như thiếu dầu bôi trơn, dầu bôi trơn đã lão hóa, dùng sai loại dầu bôi trơn…cũng khiến cho động cơ bị nóng.

– Những xe chở quá tải khi lên dốc thường khiến cho hệ thống làm mát nóng sôi. Trong trường hợp này bạn phải dừng xe nhưng không được tắt máy ngay mà phải chạy ralăngti khoảng 10 phút mới tắt máy. Cũng cần nói thêm rằng, để bảo vệ chiếc xe của mình một cách tốt nhất, bạn không nên trở quá tải. Vì trở quá tải không chỉ làm hệ thống làm mát nhanh hỏng mà còn tác động xấu đến các hệ thống, chi tiết khác.

– Hệ thống làm mát hỏng: Hệ thống làm mát có nhiệm vụ thực hiện truyền nhiệt nhanh từ khí cháy đến môi trường làm mát, giúp cho các chi tiết luôn làm việc trong điều kiện nhiệt độ tối ưu. Khi hệ thống làm mát hỏng mà không được khắc phục kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ các chi tiết quan trọng của động cơ bị phá hủy.

Những hư hỏng thường xảy ra đối với hệ thống làm mát ô tô:

– Két nước làm mát quá bẩn, bị tắc: Két nước làm mát gồm nhiều ống dẫn nước dẹt, được bố trí thành nhiều hàng so le nhau trong các lá tản nhiệt. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, két nước làm mát sẽ bị tắc dẫn đến việc tản nhiệt bị hạn chế.

– Hỏng quạt gió

Quạt gió hỏng làm giảm hiệu quả công tác làm mát động cơ

Quạt gió giúp tăng tốc độ lưu thông của không khí đi qua két tản nhiệt giúp tăng hiệu quả làm mát. Nếu như quạt gió bị hỏng, hiệu quả công tác làm mát sẽ giảm, gây ra hiện tượng nước sôi, nóng máy.

– Bơm nước không hiệu quả: Bơm nước trong hệ thống làm mát có nhiệm vụ cung cấp nước cho hệ thống làm mát với áp suất và lưu lượng nhất định. Vì một lý do nào đó mà bơm nước không hoạt động hiệu quả thì lưu lượng và áp suất nước trong hệ thống làm mát không đảm bảo và gây ra hiện tượng nóng máy.

– Van hằng nhiệt bị kẹt: Van hằng nhiệt có nhiệm vụ rút ngắn thời gian chạy ấm máy giúp động cơ đỡ hao mòn. Van hằng nhiệt đảm nhận trách nhiệm điều chỉnh lượng nước đi qua két làm mát theo nhiệt độ nước làm mát. Thời gian đầu khi động cơ mới khởi động, nhiệt độ nước làm mát chưa tăng cao, van hằng nhiệt sẽ đóng đường nước làm mát đi vào két nước để nước làm mát tuần hoàn không qua két làm mát. Khi động cơ hoạt động được một thời gian, nhiệt độ nước tăng lên. Khi nhiệt độ nước làm mát tăng lên khoảng 60 độ, van hằng nhiệt sẽ bắt đầu mở dần để một phần nước làm mát qua két. Khi nhiệt độ nước lên tới 80 độ, van hằng nhiệt sẽ mở hoàn toàn đường nước qua két làm mát. Vì một lý do nào đó mà van hằng nhiệt bị kẹt, không mở được đường nước qua két làm mát sẽ khiến cho nhiệt độ động cơ không tản được.

– Gioăng quy lát hỏng. Trường hợp gioăng quy lát hỏng sẽ khiến cho nước của hệ thống làm mát sôi lên làm cho máy nóng, dầu, khí sẽ lọt vào hệ thống. Lái xe có thể phát hiện ra hiện tượng này dễ dàng vì trong nước có dầu và sủi bọt. Trong trường hợp này, lái xe cần nhanh chóng ngừng nổ máy và đưa xe về gara gần nhất để kiểm tra, sửa chữa.

Để cuộc hành trình của bạn được thông suốt và không tốn tiền vào những sự cố đáng tiếc trên thì cách tốt nhất là bạn hãy chủ động chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống làm mát cho xe của mình. Khi kiểm tra, chăm sóc hệ thống làm mát cho xe hơi của mình, trước tiên, bạn cần nhớ rằng tuyệt đối không được mở nắp két nước hoặc nắp bình nước khi máy hỏng đồng thời bạn cần thực hiện những việc sau:

– Kiểm tra két nước hàng tháng để có thể phát hiện kịp thời những rò rỉ và giữ cho két nước luôn sạch sẽ. Bạn cũng nên thường xuyên cọ rửa các két nước để tránh két nước bị ăn mòn và đảm bảo khả năng giải nhiệt tốt.

– Kiểm tra các đường ống dẫn nước thường xuyên. Bạn nên quan tâm đến ống to gần nắp két nước và các ống nhỏ ở phía đáy két. Nếu các ống này bị phù hay có những vết nứt thi cần thay ống mới.

– Kiểm tra nước làm mát khi thay dầu máy. Tốt nhất bạn nên xả toàn bộ nước làm mát cũ và thay bằng nước làm mới 2 năm một lần để đảm bảo bên trong hệ thống luôn sạch sẽ và ngăn ngừa hiện tượng ăn mòn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *